Facebook bị lên án vì thu thập thông tin cá nhân trái phép

Mạng xã hội và các chính sách về quyền riêng tư gây tranh cãi của chúng đang gặp phải nhiều rắc rối mới khi các nhà quản lý quốc tế đã bắt đầu tăng cường sự chú ý tới chúng như một sự nghi ngờ về bảo mật thông tin cá nhân. Facebook đang phải đối mặt với các vụ kiện liên quan tới vấn đề đó.
Tuần vừa qua, các quan chức bảo vệ dữ liệu ở Hamburg (Đức) đã gửi thư tới lãnh đạo của Facebook, cáo buộc mạng xã hội về các hành vi bất hợp pháp trong việc lưu giữ dữ liệu của những người dùng không phải là thành viên của trang này. Họ chỉ có liên lạc thông tin thông qua việc nhận và gửi mail tới các thành viên của mạng xã hội Facebook. 
Năm ngoái, ủy viên về quyền riêng tư của Canada đã gây sức ép đáng kể đối với Facebook buộc phải đơn giản hóa những kiểm soát thông tin riêng tư của Facebook. Vụ việc này lại được lật lại khi trong tháng này, một hãng luật ở Toronto (Canada) đã tìm kiếm sự khởi tố tập thể đối với Facebook.
Còn hôm 2/7 vừa qua, hãng luật Merchant Law Group LLP (Canada) đã kiện lên tòa án tối cao ở Winnipeg, Manitoba (Canada), cáo buộc mạng xã hội Facebook đã xử lý sai lệch thông tin cá nhân của người dùng và vi phạm quyền riêng tư của họ. Ngoài ra, Facebook còn cố ý sử dụng thông tin đó cho các mục đích thương mại. Những hành vi gian lận và thiếu xót của Facebook đã vi phạm trách nhiệm chăm sóc những gì hãng có được từ những người dùng và đã gây cho họ nhiều tổn thất cả về kinh tế và tinh thần.
Sẽ còn nhiều tai họa như thế ráng xuống Facebook khi các chính sách riêng tư của Facebook bị nhiều nhóm luật sư lên án. Cho dù liên minh thương nghị sỹ, những người quan tâm tới toàn bộ dữ liệu mà Facebook chia sẻ với các bên thứ ba tạm lắng xuống khi mạng xã hội có nhiều sửa đổi, thì hơn 3/4 người dùng Facebook sống ở bên ngoài nước Mỹ, trong các quốc gia mà có những đạo luật khác nhau, có rất ít các nhà làm luật đồng tình với khái niệm quyền riêng tư trực tuyến của Facebook hay ngay cả của Mỹ.
Trên thực tế, hoạt động toàn cầu trực tuyến của Facebook đang vấp phải nhiều khó khăn và có thể bị phá vỡ bởi các luật riêng tư ở một số quốc gia trên thế giới. Các quốc gia trên thế giới đều có những luật pháp riêng để bảo vệ dữ liệu cá nhân và Facebook cần tuân theo những luật lệ đó. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là Facebook không được chào đón ở nước ngoài. Các chính trị gia, ứng cử viên và các nhà quản lý trên thế giới đều hiểu sức mạnh của mạng xã hội và sự kết nối giữa chúng. Chúng là một phần quan trọng của các nỗ lực tranh thủ sự ủng hộ các cử tri trẻ trong các lá phiếu của các cuộc bầu cử.
Chính điều đó đã buộc Facebook phải bắt tay với các chính phủ. Cuối tuần trước, hãng công bố quan hệ hợp tác với văn phòng Thủ tướng Anh về "The Spending Challenge”, dự án cho các giải pháp nguồn tập trung để giải quyết thâm hụt ngân sách quốc gia.
Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa tất cả các quốc gia trên thế giới chấp nhận những gì Facebook đang bán cho họ có liên quan tới việc làm thế nào Facebook xử lý dữ liệu người dùng. Các quốc gia cũng rất quan tâm tới việc Facebook lưu giữ bao lâu thông tin của các tài khoản đã xóa và có bao nhiêu hồ sơ thành viên có thể bị chia sẻ với các đối tác thứ ba.

Theo VnMedia (CNet, Computerworld)

0 comments:

Post a Comment